tintuc

Hà Nam: Tận dụng lợi thế để sản xuất VLXD

Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh, ngành sản xuất VLXD Hà Nam đóng vai trò quan trọng kể cả về giá trị sản lượng, quy mô công suất và mức độ tăng trưởng…
 Hà Nam: Tận dụng lợi thế để sản xuất VLXD

Ảnh minh họa

Riêng lĩnh vực sản xuất VLXD, tỉnh Hà Nam chú trọng công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và quản lý quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường, quy hoạch phát triển VLXD; kịp thời ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý để quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; tăng cường công tác quản lý, thực hiện quy hoạch đối với một số loại VLXD trên địa bàn tỉnh.

Về sản xuất xi măng: Năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 9 dây chuyền đi vào sản xuất, với tổng công suất 13,33 triệu tấn/năm; UBND tỉnh đã đề nghị dừng thực hiện dự án Nhà máy xi măng Tân Tạo, công suất 910.000 tấn/năm, đưa ra khỏi quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam 2 dây chuyền (xi măng Kiện Khê, xi măng X77), mỗi dây chuyền công suất 120.000 tấn/năm.

Dự kiến giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Hà Nam sẽ có 11 dây chuyền sản xuất xi măng, nâng tổng công suất lên 20,13 triệu tấn/năm (đây là một trong những tỉnh có sản lượng xi măng sản xuất lớn nhất của cả nước).

Về sản xuất gạch xây: Đến ngày 31/10/2011, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Xây dựng (406 lò với tổng công suất khoảng 300 triệu viên/năm); là tỉnh đi đầu trong cả nước xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công.

Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp – thương mại tỉnh Hà Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035: Giai đoạn 2016 – 2025, gạch tuynen đạt công suất hiện có với tổng công suất khoảng 565 triệu viên; các sản phẩm gạch không nung (GKN) đạt khoảng 1,2 tỷ viên nâng tổng sản lượng gạch xây vào năm 2025 khoảng 1,7 – 1,8 tỷ viên; giai đoạn 2026 – 2035, ổn định các cơ sở hiện có, khuyến khích tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm GKN thay thế gạch nung. Sản lượng gạch năm 2035 dự kiến đạt 2 tỷ viên, trong đó GKN 1,4 tỷ viên (chiếm 70% tổng sản lượng gạch xây trên địa bàn tỉnh).

Hiện có 21 dự án đầu xây dựng nhà máy gạch tuynen đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư với tổng công suất 600 triệu viên, trong đó 3 nhà máy đang triển khai đầu tư với tổng công suất 85 triệu viên; 14 dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất GKN với tổng công suất khoảng 1 tỷ viên;

Sản lượng gạch xây đạt khoảng đạt 800 – 850 triệu viên/năm, trong đó gạch xây không nung 350 – 400 triệu viên.

Để chương trình phát triển VLXKN đạt hiệu quả, năm 2011, UBND tỉnh Hà Nam đã phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp “hậu xi măng” đến năm 2015 (tại Quyết định số 1401/QĐ-UBND ngày 14/11/2011) với mục tiêu nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, nguồn xi măng tại chỗ và thị trường tiêu thụ khu vực; tận dụng tối đa nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác; tiết kiệm đất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

Trong đó, đối với các dự án sản xuất gạch bê tông khí chưng áp AAC: Có 01 dự án công suất 70 triệu viên/năm đã đầu tư hoàn chỉnh nhưng dừng hoạt động do không tiêu thụ được sản phẩm; 1 dự án công suất 70 triệu viên/năm đã cơ bản đầu tư xong nhưng chuyển dần sang sản xuất gạch xi măng cốt liệu, 1 dự án chưa triển khai đầu tư.

Còn với các dự án sản xuất gạch xi măng cốt liệu: Có 4 dự án đi vào hoạt động, tổng công suất 415,5 triệu viên/năm; 7 dự án đang tiếp tục triển khai đầu tư với tổng công suất 518,5 triệu viên.

Tuy nhiên, thực tế cũng ghi nhận thị trường GKN tại Hà Nam lại đang thừa do cung vượt cầu. Một số DN sản xuất trên địa bàn tỉnh cho biết, chỉ cách đây không lâu, Hà Nam là địa phương đi tiên phong trong khu vực về sản xuất GKN với thị trường tiêu thụ rộng lớn tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh phía Bắc... nhưng bây giờ ở các nơi đó đều có nhà máy sản xuất GKN nên rất khó bán, thậm chí là không bán được; người dân vẫn giữ thói quen, tập quán sử dụng gạch đất sét nung để xây nhà… dẫn tới lượng gạch còn tồn đọng khá lớn và có quá nhiều cơ sở sản xuất.

Trước thực trạng trên, nằm khai thác và sử dụng có hiệu quả thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, tận dụng tối đa nguồn phế thải của các cơ sở khai thác, chế biến đá trên địa bàn, định hướng phát triển của tỉnh là hạn chế mở rộng quy mô công suất và không phát triển thêm các dự án sản xuất gạch đất sét nung; xây dựng lộ trình, khuyến khích các DN chuyển đổi sang sản xuất VLXKN…

Đồng thời, tỉnh Hà Nam đề nghị Bộ Xây dựng và các Bộ, Ngành chức năng liên quan quan tâm chỉ đạo nghiên cứu giải pháp khắc phục những nhược điểm của loại vật liệu GKN như độ hút nước cao không phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nhất là đối với loại gạch bê tông khí chưng áp AAC; trọng lượng lớn hơn gạch đất sét nung làm tăng kết cấu chịu lực và tăng chi phí đầu tư; công bố định mức chi phí sản xuất để có cơ sở xác định và thống nhất giá khi đưa vào công bố giá vật liệu của các địa phương.

Tiếp tục tăng cường biện pháp tuyên truyền, quảng bá về sử dụng loại VLXKN cho các công trình xây dựng; kiểm tra, rà soát việc sản xuất gạch xi măng cốt liệu theo quy hoạch.

TEEL Việt Nam (baoxaydung.com.vn)

Bài viết khác

Giới thiệu công ty

Giới thiệu

TEELgroup được sáng lập bởi các kỹ sư xây dựng trẻ tuổi, năng động và đầy nhiệt huyết, với mong muốn mãnh liệt là được sáng tạo, cống hiến, xây dựng nên những công trình có giá trị trong hiện tại, bền vững trong tương lai...

Đối tác - khách hàng

Copyright © 2025 Teel.vn. All Rights Reserved.

Thiết kế và phát triển bởi Gamma NT

top